Sức khỏe

5 căn bệnh thường gặp khi trời lạnh, người hay tắm nước nóng cần lưu ý một điều để tránh "rước hoạ"

10
5 căn bệnh thường gặp khi trời lạnh, người hay tắm nước nóng cần lưu ý một điều để tránh "rước hoạ"

Vào mùa đông, nhiệt độ thay đổi thất thường, ban ngày nắng hanh và buổi tối se lạnh, kèm theo sương mù vào sáng sớm là thời điểm thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn phát triển. Thời tiết lạnh còn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng… người thể chất yếu, chưa thích nghi với thời tiết rất dễ bị nhiễm trùng. Chưa kể, việc lạm dụng nước nóng để tắm vào mùa lạnh có thể gây ra nhiều tác hại lâu dài cho sức khỏe và làn da của bạn.

Cúm

Thời tiết lạnh khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Khi nhiệt độ giảm đột ngột, các tế bào miễn dịch, đặc biệt là bạch cầu phản ứng chậm, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là cảm cúm và các bệnh do virus khác như ho, viêm họng,… Vì vậy, bạn cần chú ý đến việc ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi, rau xanh. Đồng thời, cần ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, giúp cơ thể ứng phó tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết.

Thời tiết lạnh khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Thời tiết lạnh khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Bệnh tim mạch

Nhiệt độ thấp khiến mạch máu co lại, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao vì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim. Khi mạch máu bị thu hẹp, áp lực lên tim và mạch máu tăng cao dễ gây đau ngực, chóng mặt, khó thở.

Tốt nhất, bạn nên mặc đủ ấm khi ra ngoài, nên mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì chỉ một lớp dày. Đừng quên giữ ấm đầu, tay, chân và sử dụng các phụ kiện như khăn quàng cổ, mũ, găng tay, tất để giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

Bệnh hô hấp

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường trong nhà và ngoài trời vào mùa lạnh dễ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm họng, viêm xoang, thậm chí là hen suyễn.

Khi bước ra ngoài từ không gian ấm áp, đường hô hấp dễ bị kích ứng bởi không khí lạnh và khô, dễ dẫn đến hắt hơi, ho khan, đau họng, khó thở, đặc biệt với người có tiền sử viêm xoang. hoặc hen suyễn.

Đeo khẩu trang là cách hữu hiệu để giữ ấm đường hô hấp, giảm nguy cơ kích ứng khi ra ngoài, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp.

Hệ hô hấp dễ bị tổn thương khi nhiệt độ xuống quá thấp. (Ảnh minh họa).

Hệ hô hấp dễ bị tổn thương khi nhiệt độ xuống quá thấp. (Ảnh minh họa).

Suy giảm khả năng tập trung và phản xạ

Khi nhiệt độ giảm, lượng máu lưu thông đến các cơ quan, đặc biệt là não cũng giảm, khiến lượng oxy cung cấp cho não ít hơn. Điều này làm giảm khả năng tập trung và phản ứng của cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.

Từ đó, chúng ta dễ cảm thấy kiệt sức, phản ứng chậm và có nguy cơ gặp những tai nạn nhỏ do mất thăng bằng hoặc té ngã.

Tập thể dục nhẹ nhàng, uống đủ nước và bổ sung thực phẩm là cách giúp tăng cường tuần hoàn máu duy trì năng lượng, sức bền cho cơ thể trong mùa đông.

Vấn đề về da

Khi trời lạnh, độ ẩm không khí giảm mạnh, cộng thêm việc thường xuyên sử dụng nước nóng khiến da trở nên khô và mất nước. Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ môi trường ngoài trời sang môi trường trong nhà ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến da trở nên nhạy cảm, khô và dễ bị nứt nẻ.

Tắm trong nước quá nóng còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da bị khô, dễ mẩn đỏ, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm mạnh giàu thành phần tự nhiên sau khi tắm.

Thời tiết lạnh, hanh khô khiến da dễ bị bong tróc. (Ảnh minh họa).

Thời tiết lạnh, hanh khô khiến da dễ bị bong tróc. (Ảnh minh họa).

Rủi ro khi tắm bằng nước nóng

Không chỉ gây ra các vấn đề về da, nếu bạn dùng nước nóng để tắm không đúng cách còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác cho sức khỏe. Khi trời lạnh, các mạch máu trong cơ thể thường co lại để giữ ấm nhưng khi tắm nước nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến các mạch máu giãn nở quá nhanh.

Sự thay đổi này có thể gây ra các phản ứng như chóng mặt, choáng váng, thậm chí ngất xỉu nếu máu không có thời gian lưu thông lên não. Với những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp thì đây là nguy cơ đáng lo ngại.

Ngoài ra, tắm nước quá nóng vào mùa lạnh có thể làm giảm khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể khi ra ngoài trời. Khi đó, bạn dễ bị cảm lạnh hơn, khả năng chống chọi với nhiệt độ thấp của cơ thể sẽ bị suy yếu khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng nước ấm khoảng 36-40°C để tắm, đồng thời không tắm quá 15 phút để đảm bảo không gây tổn thương cho cơ thể.

Xem thêm  8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

0 ( 0 bình chọn )

Trầm Hương Sài Gòn

https://tramhuongsg.com
Nơi tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất về trầm hương mang đến cho bạn cái nhìn khái quát và hữu ích khi tìm hiểu về sản vật tuyệt tác của thiên nhiên này.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm