Khổng Tước là loài chim mang một vẻ đẹp cao quý và có ý nghĩa trong Phật Giáo. Theo truyền thuyết của Phật Giáo, hai vị thần điểu có sức mạnh và khả năng khai thiên lập quốc chính là đại bàng Kim Sí Điểu và Khổng Tước.
Cả 2 vị thần đều được sinh ra từ Phượng Hoàng. Thân hình khổng tước luôn rực cháy và khiến bất cứ sinh vật nào tới gần cũng sẽ bị thiêu rụi.
Khổng tước là loài chim kiêu hãnh và rất hung ác và đã từng nuốt Phật tổ Như Lai vào bụng. Phật tổ định rằng sẽ lấy tính mạng Khổng tước để phổ độ chúng sinh và ngăn ngừa sự ngang tàn hung ác của nó, tránh việc làm hại thế gian.
Tuy nhiên vì cho rằng nếu giết nó chẳng khác giết cha mẹ mình nên các vị tiên khác đã khuyên can điều này. Từ đó loài chim này đã được phong làm Phật Mẫu.
Theo Phật Giáo, loài chim này chính là hóa thân của Khổng Tước Minh Quân Bồ Tát, vị bồ tát giúp tiêu trừ tai ách, ma quỷ, khổ nạn, bệnh tật, từ đó mang đến cho nhân gian sự cát tường, như ý.
Khổng Tước gắn liền với hình ảnh nữ thần Lakshmi trong văn hoá Ấn Độ, bà là nữ thần của sắc đẹp, sẻ chia, sự nhân từ, sự giàu có, may mắn và thịnh vượng. Bà là vợ của Vishnu, vị thần của sự gìn giữ và bảo vệ. Đây là cặp vợ chồng mang ý nghĩa tốt lành và viên mãn cho mọi người.
Còn trong thần thoại Hy Lạp, Khổng Tước đi liền với nữ thần Hera – người vợ quyền lực của thần Zeus, theo đó là những con mắt của chim công chính là các những mắt của của Argos và được bà dùng để trang trí chim công của mình.
Vậy nên chim công còn là biểu tượng của quyền lực, cuộc sống gia đình, hôn nhân và sự giàu có, sung túc. Và điều này không có gì lạ khi Khổng tước lại trở thành vật phong thủy, giúp điều hòa âm dương và mang lại thịnh vượng, may mắn cho gia chủ.
Xem thêm cây cảnh khác : https://tramhuongsg.com/san-pham/cay-canh-my-nghe/tieu-ke-bao-hy.html