Khi tìm kiếm từ khóa “Nguyễn Hoành Tiến”, bạn có thể dễ dàng thấy thông tin về một người đàn ông từng trải qua nhiều vị trí đáng nể trong làng công nghệ và khởi nghiệp Việt Nam: Phó TGĐ “kỳ lân” công nghệ VNG; CEO rồi chủ tịch của Seedcom (công ty sở hữu thương hiệu The Coffee House); và hiện tại là Phó Tổng giám đốc cấp cao “kỳ lân” Momo sở hữu ứng dụng thanh toán nhiều người dùng nhất Việt Nam.
Nhưng bài viết dưới đây lại sẽ nói về vị doanh nhân này ở một công việc ít ai biết về anh: thành viên HĐQT của Newborns Vietnam – dự án phi lợi nhuận thuộc Tổ chức Newborns toàn cầu, nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh khắp thế giới.
Bài viết là những ghi chép từ cuộc trò chuyện của anh Nguyễn Hoành Tiến trong chuỗi podcast mang tên “The Human Voice” – nằm trong hệ sinh thái của Giải thưởng Hành động Vì cộng đồng – Human Act Prize 2024 do Báo Nhân dân chủ trì, phối hợp tổ chức cùng Công ty CP VCCorp.
type=”photo” style=”max-width:100%;” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Năm 2017, Nguyễn Hoành Tiến đang là Phó TGĐ tập đoàn VNG, một startup “kỳ lân” của Việt Nam (được định giá trên 1 tỷ đô la). Trong những lần cần giới thiệu về bản thân trên truyền thông, anh hài hước nói: “Mọi người nhìn tôi với vai trò người của doanh nghiệp đi làm việc xã hội, nhưng thực ra tôi là người của tổ chức xã hội được ‘cài’ vào doanh nghiệp”.
Kỳ thực là Nguyễn Hoành Tiến thường kết hợp tư duy của một người làm kinh doanh để cải tiến cách làm ở những hoạt động xã hội, cộng đồng mà anh tham gia. Đấy là lý do vị sếp cấp cao của VNG này lần mò cùng cộng sự tạo ra ứng dụng UpRace năm 2018. Nhờ kết hợp 3 yếu tố chính là nền tảng công nghệ mạnh của VNG, phong trào chạy bộ ngày càng được ưa thích, và mục đích thiện nguyện, UpRace ngày càng được biết đến rộng rãi, đặc biệt hữu dụng khi dịch Covid-19 nổ ra. Người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng, đi bộ hoặc chạy để ghi nhận kết quả tập luyện, tương tác với bạn bè. Trải qua 6 năm, ứng dụng hiện có hơn 620.000 thành viên, tổng quãng đường chạy hoặc đi bộ ghi nhận 25 triệu km, quyên góp gần 32 tỷ đồng cho các tổ chức xã hội.
Nhưng dù làm từ thiện nhiều, Nguyễn Hoành Tiến vẫn còn trăn trở. “Tôi chia sẻ với một số người bạn rằng có lẽ mình cần phải dồn nỗ lực vào một số ít các hoạt động, vì nếu làm dàn trải quá nhiều hoạt động thì rất khó để thấy được tác động rõ rệt”, anh kể. Và anh được một người bạn giới thiệu về Newborns Việt Nam.
“Hôm đó, tôi vẫn nhớ là ngày trước khai mạc giải chạy Iron Man 2017 tại Đà Nẵng. Tôi đến và gặp cô Suzanna Lubran – Giám đốc điều hành của Newborns Việt Nam. Một bà già tóc bạc, với một tờ giấy rất nhỏ, ở ngay ở giữa hội chợ đông người qua lại…”.
Bà Suzanna Lubran được nhiều trang báo gọi là “Mẹ đỡ đầu của trẻ sơ sinh Việt Nam”.
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Trở lại quá khứ, đầu những năm 2000 Newborns ra đời ở Vương quốc Anh để giải quyết bài toán của chính nước này: nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh để giảm tỷ lệ tử vong của các bé. Những người sáng lập đã tạo ra các bộ quy tắc chuẩn mực về vệ sinh, vô trùng, sơ cứu, cấp cứu, thăm khám, điều trị, đào tạo và đào tạo lại v.v. áp dụng cho các y bác sĩ, điều dưỡng trong quá trình chăm sóc các bé từ khi lọt lòng. Nhờ sự nâng cao chất lượng đó, hệ thống y tế Anh đã cải thiện vô cùng hiệu quả việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
Newborns nhân rộng ra toàn cầu. Năm 2011, Newborns Việt Nam được thành lập với bà Suzanna Lubran ở vai trò Giám đốc điều hành. Phương thức hoạt động của Newborns Việt Nam là đưa các chuyên gia và mô hình từ Anh sang đào tạo, hợp tác, triển khai tại các bệnh viện, cơ quan y tế của Việt Nam để nâng cao năng lực, chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh. Và để có tài chính hoạt động, các giải chạy như Iron Man là một kênh quyên góp nguồn lực xã hội của Newborns Việt Nam.
Nhờ cuộc gặp gỡ với bà Suzanna Lubran, anh Tiến ngỡ ngàng khi được bà cho biết rằng: 50% số ca tử vong của trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi xảy ra trong vòng 5 ngày đầu tiên từ khi các bé chào đời; và nếu áp dụng quy trình của Newborns, 75% số ca tử vong đó có thể ngăn ngừa được.
“Con số đấy rất là lớn. Trước giờ thì tôi cứ nghĩ rằng khả năng có thể cứu được một em bé là một việc cực kỳ khó. Nhưng mà tôi giật mình nhận ra rằng là 75% trong những ca tử vong của các bé sơ sinh có thể ngăn ngừa được. Đấy là một mục tiêu mà tôi nghĩ rằng là rất xứng đáng để không chỉ cá nhân tôi mà rất nhiều người xung quanh có thể đầu tư vào, để mà giành lại những sự sống đấy…”
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Anh Tiến cũng cho biết, y tế Việt Nam có hai ngành là ngành Sản và ngành Nhi, nhưng ở thời điểm đó chưa có một sự đầu tư đủ lớn cho khoảng ở giữa hai ngành này, đó là ngành sơ sinh. Rất ít bệnh viện có Khoa Sơ sinh, thường đó chỉ là một phần nhỏ ở trong ngành Sản hoặc Nhi.
Anh bộc bạch: “Với suy nghĩ từ khía cạnh của kinh doanh, tôi cho rằng mình phải đầu tư vào chỗ nào đó mà mang lại hiệu quả, có tác động lớn nhất. Tôi từng đọc lá thư của Bill Gates và Melinda Gates gửi cho Warren Buffett, nói rằng họ đầu tư nhiều nhất cho chuyện giảm thiểu tỷ lệ tử vong của của trẻ em.
Họ nhận định tỷ lệ tử vong ở trẻ em thể hiện ở tất cả những tiến bộ xã hội liên quan tới chuyện sức khỏe của bà mẹ, câu chuyện đào tạo hệ thống y tế, bình đẳng giới… Ngược lại, việc giảm thiểu tử vong của trẻ em sẽ quay trở lại để giút tất cả những yếu tố tạo ra các giá trị cho xã hội… Bill và Melinda Gates có nói, họ nhìn thấy đây là sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng.
Vì thế, tôi thấy giai đoạn sơ sinh là thời điểm vàng, cơ hội vàng để đầu tư…”
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/> type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Sau buổi gặp đầu tiên với bà Suzanna Lubran, Nguyễn Hoành Tiến dần tham gia sâu hơn vào đội ngũ Newborns Việt Nam.
“Tôi nghĩ rằng vai trò nhiều nhất của tôi ở Newborns bây giờ thì vẫn là làm sao mang được những cái khoảnh khắc mà mình thấy ở trong trong quá trình làm việc với Newborns, những khoảnh khắc mà thường được giấu kín đằng sau những cánh cửa của bệnh viện, chia sẻ ra để mà những người khác có thể nhìn thấy, những người khác có thể cùng tham dự với tôi trong cái chuyện là đầu tư cho một hoạt động mà tôi nghĩ là cực kỳ ý nghĩa này”.
Anh kể, một trong những câu chuyện anh còn nhớ mãi là khi làm việc với đội ngũ phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là nơi tập trung tất cả những ca nặng của các bé sơ sinh, thường được đưa đến bằng xe cấp cứu. Rất nhiều bé được chở đến nơi với một cái băng dính dán ở trên trán, viết tên của bé, đó là cách duy nhất để nhận diện các bé ở tại thời điểm đó.
“Nếu mà quý vị ai có con, mà cứ tưởng tượng là con mình đi với cả một cái băng dính dán với cái tên ở trên trán, nó là một cái cảm xúc rất là ám ảnh, khó tả…”
Rất nhiều khi gia đình khi chuyển viện cho con trên xe cấp cứu thì cầm theo một cái bình nho nhỏ để bóp oxy, để hỗ trợ cho chuyện thở của các con. Trên một chuyến đi rất dài ấy, nếu mà dư oxy thì các bé có thể giãn phổi, có thể thậm chí rằng là ảnh hưởng đến não, nhưng nếu như mà không đủ oxy thì sẽ không đảm bảo là mình có thể giữ được sự sống cho các bé.
“Nhiều khi mọi người nhận các bé nhưng không thể giữ được. Có những ngày mất một vài bé. Cứ hết một ngày mọi người ngồi lại với nhau để hỗ trợ tinh thần cho nhau. Nhưng mọi người nói, đấy là cái cảm giác mà không bao giờ có thể làm quen được. Không có cách nào có thể làm quen được cái việc đấy…”, anh Tiến xúc động nhớ lại.
Một lần khác, anh Tiến được bác sĩ Sơn – Phó Giám đốc của Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội, cho xem ảnh một lồng ấp có hai em bé ở trong. Nếu một trong hai bé có bệnh thì khả năng lây nhiễm rất cao. Điều này càng nguy hiểm hơn vì phần lớn các bé trong lồng ấp đều sinh thiếu tháng và đang ở trong giai đoạn mong manh nhất. Nhiều ca tử vong trẻ sơ sinh xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng. Trẻ em sơ sinh, đặc biệt là các bé thiếu tháng hoặc mang bệnh có kháng thể rất yếu.
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
“Chúng tôi thấy rằng nhiều khi mình chỉ thiếu có một tờ khăn giấy để lau tay cho các y bác sĩ, để đảm bảo vô trùng; hay cách thiết kế cánh cửa phòng chăm sóc các bé sao cho sau khi rửa tay xong bác sĩ không cần phải nắm vào tay nắm, là những yếu tố rất là nhỏ nhưng lại tạo ra tác động rất lớn…”
Anh Tiến không thể quên trường hợp một em bé đã ra đi mãi mãi chỉ vì thiếu một chiếc lưỡi gà, giá 990 nghìn đồng.
Trong các thiết bị hỗ trợ các bé, có một bộ kit dùng cho những tình trạng khẩn cấp, trong đó thì có một cái đèn nội soi khí quản, trong cái phần mà nội soi khí quản này có một cái lưỡi gà.
“Cái lưỡi gà đấy cái giá trị của nó không lớn, chưa đến 1 triệu đồng. Nói chính xác là nếu mua quy mô nhỏ thì nó khoảng 990.000 đồng. Nó giúp có thể cứu sống một em bé trong tích tắc. Và rất tiếc là chúng tôi đã nhìn thấy có một ca là cái bộ kit này sau khi mà sử dụng xong bị thiếu một cái lưỡi gà, và không cứu được một bé.
Có lẽ, rất nhiều sự đầu tư của mình có thể là những thứ gì rất là to tát, nhưng ngay cả khi mình có tất cả những thứ từ đào tạo, các kỹ năng cần thiết, nhưng ở tại một cái thời điểm đấy, trong một thời khắc đấy, mình chỉ thiếu một cái lưỡi gà, mà nó chưa đến 1 triệu đồng, thì nó đã tạo ra một cái sự một cái sự khác biệt kinh khủng. Thế thì nói về chuyện đầu tư (để cứu trẻ sơ sinh – pv), thì chúng ta cần rất nhiều những thứ rất nhỏ thế nhưng mang lại kết quả rất là lớn, rất là có giá trị”.
type=”photo” loading=”lazy”/>
Theo chia sẻ của anh Tiến, thời điểm anh gặp bà Suzanna Lubran năm 2017, thực tế Newborns Việt Nam đã hợp tác với Bệnh viện Đà Nẵng và giảm được một nửa số ca tử vong trẻ sơ sinh tại đây nhờ những cải tiến, quy trình theo chuẩn Anh quốc. Thời gian đầu vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau khi thành công ở Đà Nẵng, dự án triển khai ra phối hợp ở một số bệnh viện tại Hà Nội, giảm được hơn 50% tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở những đơn vị này.
Trong tương lai gần, dự án sẽ mở ra tiếp tại TP.HCM và Huế.
Anh ước tính, giả sử Newborns và ngành y có thể đạt được mục tiêu 75%, là giảm được 75% tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở Việt Nam mỗi một năm, thì đồng nghĩa với việc có thể cứu được khoảng hơn 20.000 em bé, đằng sau đó là hạnh phúc của hơn 20.000 gia đình…
“Không có một cái sự khác biệt nào lớn hơn sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Và đó là động lực lớn nhất cho chúng tôi”, anh Tiến khẳng định.
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Song song với nỗ lực đồng hành cùng các cơ sở y tế giảm thiểu thực tế tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, Newborns Việt Nam đang tiến tới chuẩn hóa bộ tài liệu và quy trình của sao cho hoàn toàn phù hợp với Việt Nam, hay nói gọn là “Việt Nam hóa” chương trình của Newborns toàn cầu.
Theo anh Tiến, chỉ đến khi đó, “Con số Vàng” 75% mới có thể thành hiện thực khắp cả nước.
“Làm sao đến lúc chính bản thân các bác sĩ, y tá của Việt Nam có thể tự làm được, đào tạo và hỗ trợ lẫn nhau, thì tôi nghĩ rằng những yếu tố này sẽ đảm bảo cho tính bền vững, lâu dài. Đó cũng chính là thành công mà Newborns hướng đến.
Hay nói cách khác, thành công của Newborns Việt Nam là đến một ngày Việt Nam không còn cần các bác sĩ từ Anh sang nữa, không còn cần Newborns mà đưa vấn đề bảo vệ sự an toàn của trẻ em ngay từ lúc sơ sinh trở thành một phần quan trọng của chính hệ thống y tế của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đấy có lẽ là tác động lâu dài nhất.”
Trong cuộc trò chuyện tại Podcast Human Voice, ngoài câu chuyện của Newborns, anh Nguyễn Hoành Tiến còn nói về một mô hình làm từ thiện, hoạt động cộng đồng sáng tạo mang tên Win – Win – Win, với những dẫn chứng điển hình, trong đó có một dự án rất ý nghĩa của Vietnam Airlines.
Mời bạn đọc XEM PODCAST HUMAN VOICE TẠI ĐÂY để nghe anh Nguyễn Hoành Tiến chia sẻ nhiều câu chuyện truyền cảm hứng khác.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng – Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo” tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
- Ra mắt ấn phẩm “Dấu ấn tiên phong – Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam” – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
- Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
Social Impact – Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
Nền tảng TikTok – Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok
Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize
type=”photo” style=”max-width:100%;” class=”” data-mobile-url=”https://sohanews.sohacdn.com/160588918557773824/2024/11/15/photo2024-11-1511-49-46-1731666114215-1731666114485975030950.jpg” data-is-alt-modified=”true” loading=”lazy”/>
Ý kiến bạn đọc (0)