Những bài thơ, ca dao tục ngữ, STT về thợ mộc không chỉ phản ánh cuộc sống lao động mà còn tôn vinh sự khéo léo, tâm huyết của những người thợ. Trong nền văn hóa Việt Nam, nghề mộc đã từ lâu được coi là một trong những nghề truyền thống quan trọng, là nguồn cảm hứng cho không ít tác phẩm văn học và nghệ thuật. Hãy cùng khám phá và chiêm ngưỡng những trang sách, những dòng thơ mang hơi thở của nghề mộc ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp những STT về thợ mộc hay, ý nghĩa
Từ ngàn đời nay, hình ảnh người thợ mộc luôn gắn liền với những công trình kiến trúc, những vật dụng mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống. Họ là những người thợ tài hoa, khéo léo, với đôi bàn tay vàng và óc sáng tạo phi thường, đã biến những khúc gỗ thô sơ thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp đẽ và tiện nghi.
Những câu STT ngắn gọn, súc tích nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nghề mộc và sự vĩ đại của những người thợ mộc.
1. Gỗ mộc tuy thô sơ, nhưng qua bàn tay tài hoa của người thợ, nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật vô giá.
2. Thợ mộc tài ba, đẽo gọt nên hoa.
3. Nghề mộc không chỉ là đục đẽo, mà còn là sáng tạo.
4. Mồ hôi người thợ mộc, đọng trong từng sản phẩm.
5. Thợ mộc là những người thầy của thời gian. Bởi họ đã để lại dấu ấn của mình trong từng tấm gỗ mà họ chạm vào.
6. Thợ mộc là những nghệ nhân biết biến những khối gỗ thô thành những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
7. Gỗ mộc tuy tầm thường, qua bàn tay thợ mộc hóa rồng phượng.
8. Mỗi khúc gỗ là một câu chuyện, mỗi đường vân là một dấu ấn thời gian.
9. Như cây gỗ mạnh mẽ, sức mạnh thực sự của một người không chỉ là bề ngoài, mà còn là bản chất bên trong.
10. Cuộc sống giống như mảnh gỗ thô, chỉ khi được thợ mộc tài ba chạm vào mới trở thành tác phẩm nghệ thuật.
Những STT về thợ mộc hay, ý nghĩa
11. Hãy học cách như gỗ: mạnh mẽ nhưng linh hoạt, kiên nhẫn nhưng không gãy gập trước sóng gió cuộc đời.
12. Một người thợ mộc tài ba không chỉ biết cách tạo ra sản phẩm đẹp mắt, mà còn biết cách tôn trọng và thấu hiểu vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
13. Cuộc đời giống như một tác phẩm điêu khắc, mỗi bước đi là một đường nét mới, và chỉ có bằng lòng kiên nhẫn, chúng ta mới tạo nên được bức tranh hoàn hảo của mình.
14. Trong cuộc sống, nhưng hãy nhớ rằng mọi thử thách chỉ là một cơ hội để biến mình trở nên tốt hơn, như gỗ qua bàn tay thợ mộc.
15. Mang đến cho đời những sản phẩm mộc đẹp đẽ, hữu ích là niềm vui và động lực để người thợ tiếp tục theo đuổi nghề mộc.
16. Sự khắt khe trong việc lựa chọn chất liệu và tinh tế trong cách thức gia công của người thợ mộc đã làm nên vẻ đẹp riêng biệt của sản phẩm gỗ.
17. Thợ mộc là người thủ công của trái tim, họ tạo nên những vật phẩm không chỉ để nhìn mà còn để cảm nhận và lắng nghe.
18. Thợ mộc không chỉ đơn thuần là người thợ mà họ còn là những người nghệ sĩ tạo nên vẻ đẹp vô hình từ khối gỗ khô cằn.
19. Dưới đôi bàn tay tài hoa của người thợ mộc, những khối gỗ trở thành một bức tranh sống động, nói lên những câu chuyện của thời gian và lịch sử.
20. Chính nhờ sự khéo léo, sự cần cù, tỉ mỉ của người thợ mà những khối gỗ thô sơ, sần sùi đã được “hóa phép” trở thành những sản phẩm sắc sảo và có giá trị cao.
21. Trong tiếng gõ, tiếng cắt và tiếng xước gỗ, thợ mộc kể lên câu chuyện về sự hòa quyện giữa con người và tự nhiên.
22. Người thợ mộc giỏi không sử dụng miếng gỗ tồi cho tấm lát sau lưng tủ cho dù chỗ đó không ai nhìn thấy…
23. Đục đẽo, bào gọt bao mồ hôi,Tạo nên sản phẩm đẹp muôn đời.
24. Gỗ mộc nên duyên từ đất mẹ,Thợ mộc tài hoa thổi hồn vào.
25. Từng đường vân gỗ uốn lượn mềm,Chứa đựng tâm huyết, cả niềm riêng.
Tổng hợp những bài thơ, bài ca dao tục ngữ về thợ mộc
Ngoài STT về thợ mộc, còn có không ít bài thơ và ca dao tục ngữ được viết với tình yêu và tôn vinh nghề mộc. Chúng là những tác phẩm nghệ thuật nhỏ bé nhưng chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc và tinh thần nghề nghiệp cao quý. Hãy cùng điểm qua “Tổng hợp những bài thơ, bài ca dao tục ngữ về thợ mộc” để cảm nhận sự đẹp đẽ và ý nghĩa của nghề này.
Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về thợ mộc
Những ca dao, tục ngữ, thành ngữ này không chỉ là những lời nhắc nhở về tinh thần lao động và sự kiên nhẫn mà còn là những bài học về trí tuệ và sự sáng tạo của con người trong việc làm việc với gỗ.
Ca dao, tục ngữ, stt về thợ mộc
- Ai đi sục sịch ngoài hàng dưaPhải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bàoAi đi sục sịch ngoài hàng ràoPhải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa
- Bào trơn, đóng bén đẽo tròn.
- Khúc gỗ méo, khéo đẽo cũng tròn.
- Bào không trơn như hờn không nói.
- Cứ lỗ xoi mà đục, cứ đường mực mà cưa.
- Đục vênh, chênh kèo.
- Đục vênh, rênh mộng.
- Trông lỗ đục, giục cơm trưa.
- Nhà rộng thì thoáng, cửa rộng thì mát.
- Gạo da ngà, nhà gỗ lim.
- Nhà gỗ xoan, quan ông nghè.
- Cột mít nài, vài mít nhà.
- Lắm cây nhà mới đẹp. Lắm cột chống vững sàn.
- Nhiều cây càng tốt, nhiều cột càng bền.
- Một cái nốc, gánh trăm cái ruiMột trăm cái rui, đè một cái nốc.
- Thứ nhất là gỗ vàng tâmThứ nhì gỗ gõ, thứ năm bạch đàn.
- Gỗ kiền anh để đóng càyGỗ lim gỗ sến anh nay đóng bừa.
- Chẳng tham ao cá ruộng dưa,Tham vì cái đục cái cưa của chàng.
- Lấy chồng thợ mộc sướng saoMùn cưa rấm lửa phoi bào nấu cơm.Phoi bào còn nỏ hơn rơm,Mùn cưa rấm lửa còn thơm hơn trầm.
- Chưa đi đến đất Xa LangĐã nghe tiếng đục tiếng chàng tiếng cưa.
- Mộc Tứ Xã, ngõa Hương Canh.
- Có phúc thợ mộc, thợ nề,Vô phúc thầy đề, thầy thông.
- Cầm dùi đục, đập lên đầu chàng,Hỏi làm thợ mộc tiền ngàn để đâuNắm kiềng đèn, đè lên đầu thiếp,Rằng dầu hao, tim hết bởi vì đâu?
- Này rìu này đục sẵn sàngNày dây nảy mực, này chàng này cưaMái kia ai cất nên chùaĐình này ai dựng, nhà vua ai làmQuán kia ai dựng bên đàngCầu này ai bắt sẵn sàng mà điGỗ này bào để làm chiĐóng bàn cho bậc nam nhi học hànhMột mai gặp bước công danhQuan sang chức trọng, chớ khinh thợ thuyền.
- Mướn ông thợ mộcĐủ đục đủ chàngMần một cái thangBa mươi sáu tấcBắc từ dưới đấtLên hỏi ông trờiTrời cao hơn tránNước sáng hơn đènKèn kêu hơn quyểnBiển rộng hơn sông.
Những bài thơ hay về nghề thợ mộc
Ngoài Stt về thợ mộc hay các bài ca dao, tục ngữ, thơ văn về nghề này cũng được nhiều tác giả khai thác. Dưới đây là một số bài thơ hay về nghề thợ mộc mà Chanh Tươi Review đã tổng hợp.
Những bài thơ, stt về thợ mộc
Nghề của bố
Suốt cuộc đời bố hành nghề thợ mộc
Nghề gia truyền bố kế nghiệp từ ông
Tuổi mười lăm bố vất vả vô cùng
Đã theo cha trên bước đời lập nghiệp.
Tuổi mười lăm bố đã quen mực thước
Bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh tường
Những bộ cửa, cầu thang, giường, tủ
Đã góp phần làm đẹp quê hương.
Nghề của bố vất vả và vinh quang
Đem cái đẹp đến từng gia đình nhỏ
Bụi mùn cưa bay mịt mù trong gió
Để lại nét đẹp trên thớ gỗ thương yêu.
Hơn bốn chục năm nghề mộc bố vẫn theo
Dù cuộc sống đã quá nhiều thay đổi
Là tình yêu của bố tôi sớm tối
Là cơm gạo nuôi chúng tôi lớn khôn.
Nghề vất vả bố nhắc nhở các con
Phải gắng học để sau này còn khá
Chớ theo nghề bố mà vất vả
Bụi bặm cho mình cái đẹp của người ta.
Nghề của bố cần phải có tài hoa
Đâu ai muốn mà dễ gì học được
Bố vẫn luôn là người mực thước
Chuẩn nhất làng được mọi người tin yêu.
Nghề của bố nay con đã không theo
Như ý nguyện bố từng mong mỏi
Con cố gắng sẽ làm thật giỏi
Nghề của mình như nghề mộc của cha.
(Đào Quang)
Những bài thơ, stt về thợ mộc
Chuyện làng mộc
Những người thợ mộc quê tôi
Họ có đôi tay thật tài
Đóng tủ đóng bàn đóng giường đóng ghế
Vật thật khéo léo là họ đóng ghế!
Ghế trúc, ghế guột, ghế khánh, ghế rồng
Đời Minh, đời Thanh dáng nào cũng đẹp
Ghế quan, ghế dân, ghế kẻ nịnh thần
Ghế như con người chứa nhiều số phận.
Sử sách chép lại đời Lý, đời Trần
Có cả mấy thời tranh nhau chiếc ghế
Ấy là ghế quan, ấy là ghế vua
Một chiếc ghế thôi, vạn người máu đổ.
Chuyện ấy người thợ cho là xa lạ
Tranh giành ghế ư? Thì này đây cho
Thôi thì kiếp thợ, ta ngồi dưới đất
Ghế đẹp và cao, ắt là tổ lo.
Hàng trăm năm rồi quê tôi vẫn thế
Vẫn những người dân trần lưng làm thợ
Đục đục bào bào dựng lên chiếc ghế
Bao nhiêu chiếc ghế lại vào cung vua
Bao nhiêu hiểm hoạ lại nhiều hơn xưa…
(Vũ Từ Trang)
Thơ về thợ mộc
Quán đình làng
Cây đa trốc gốc
Đè nóc đình làng
Căm hờn quân giặc hung tàn
Làm cho cây ngả, đình làng vẹo xiêu
Đa tàn, quán đổ đìu hiu
Bao nhiêu lá rụng, bấy nhiêu điêu tàn
Còn đâu túp quán đình làng
Có cô quán nhỏ bán hàng hữu duyên
Còn đâu những buổi kỳ yên
Đèn lồng cờ phướn treo trên cổng đình
Còn đâu những mối duyên tình
Hẹn hò mỗi độ cúng đình kỳ yên.
Cây đa trốc gốc
Thợ mộc đang cưa
Cưa làm mấy khúc
Nước mắt mấy hàng
Khóc cây đa mới lụi tàn
Nên không che quán đình làng như xưa.
Cây đa trốc gốc
Thợ mộc đã cưa
Cưa kèo cưa cột cho vừa
Sửa sang lại quán đình xưa huy hoàng
Thân đa dựng quán đình làng
Uy nghi sống cận Thổ thần từ đây.
Năm năm ra tháng giêng này
Dân làng nao nức lo ngày kỳ yên
Đèn lồng cờ phướn treo lên
Rừng cờ ngũ sắc tô duyên cổng đình
Cô quán nay thành cô giáo mới
Mở trường ngay lòng quán đình làng.
Dân làng kết tuổi trăm hoa nở
Ra giữa giêng làm lễ tựu trường
Những mái đầu xanh vừa hớt tóc
Cườm tay còn ngấn sợi vàm trâu
Tắm rồi đi chợ mua manh giấy
Đóng tập bao thêm lớp giấy dầu.
Buổi khai trường vui hơn ngày Tết
Lân múa năm con đủ sắc màu
Mừng quán đình làng vừa cất lại
Tối nay, hát bội hát ba chầu.
Phấn trắng, bảng đen, màu mực tím
Xông hương sách vở ôi! Thiêng liêng
Trống trường đã đánh xin đừng tưởng
Là trống cúng đình giữa tháng giêng.
Trai làng len lén nhìn cô giáo
Đang viết từng trang tập vỡ lòng
Mới thấy mùa xuân đang thắm nở
Ở lòng cô giáo mới chưa chồng.
Năm năm khi trở về quê cũ
Vừa thấy quán xưa, dáng cổng làng
Lòng thấy hồi xuân, yêu quán cũ
Yêu luôn cô giáo dạy trong trường
(Kiên Giang)
Những bài thơ, stt về thợ mộc
Người thợ mộc
Người thợ mộc trong xóm nghèo thuở ấy
Nghĩ làm sao khi nghe thấy người yêu
Thượng đế thương đã gửi gắm trăm điều
Lòng trinh nữ, ôi những điều bất khả.
Anh thợ mộc vững lòng tin dấu lạ
Đưa người yêu về nhà nhỏ tình thương
Tình thăng hoa, tình ấy thật phi thường
Lo săn sóc, vỗ về Mẹ ngôi thánh.
Rồi luật định, chàng và nàng mùa lạnh
Đã chuyển đi về xứ sở quê hương
Chuyến về quê nàng sinh nở dọc đường
Nơi hang đá chim cừu thường trú ẩn.
Anh thợ mộc cuộc đời thật lận đận
Phải tản cư trốn lệnh giết vua ban
Vợ vừa sinh, tình thương mến vô vàn
Hài nhi nhỏ, con chiên hiền bé bỏng.
Sang Ai Cập thật vội vàng nhanh chóng
Vì bảo an tính mệnh của Thiên Nhi
Thượng đế thương, thượng đế thử lạ kỳ
Ngôi cực thánh mà sao khổ nhọc thế!
Giuse đó trải qua nhiều thế hệ
Người ngợi khen vị Cha cả thánh gia
Lo dưỡng nuôi, giáo dục trẻ trong nhà
Lùi vào tối khi Con ra ánh sáng.
Gương thánh cả muôn đời còn rạng sáng
Cho mọi người nhìn thấy để trông theo
Những người cha, dù đói khổ khó nghèo
Cũng nhận thấy gương xưa người thợ mộc.
Vững lòng tin, cậy, mến Chúa làm gốc
Hy sinh nhiều, dù sống khổ, khó khăn
Có khổ tâm, người cũng chẳng cằn nhằn
Giữ hạnh phúc trong thánh gia bền đẹp.
(Nguyên Đỗ)
Bài thơ về thợ mộc
Đời thợ mộc
Con ơi đừng nối nghiệp cha
Cái nghề vất vả xót xa muôn phần
Quanh năm chỉ thấy nợ nần
Đầu tắt mặt tối áo quần rách bươm.
Người ta cứ tưởng rằng tươm
Ngỡ là lãi lắm nên thường nợ dai
Khất nay rồi lại hẹn mai
Năm lần bảy lượt được vài đồng xu.
Nhiều hôm vợ khóc tu tu
Vì cô giáo nhắc thằng cu mấy lần
Tiền ăn, học phí khất nần
Làm sao xoay sở nộp dần đi anh.
Lại còn phường họ, loanh quanh
Lãi con, lãi mẹ ý anh thế nào
Vợ ơi anh phải làm sao
Nợ chưa lấy được thì đào đâu ra.
Tiền điện mới nộp hôm qua
Sửa cái máy hỏng mất ba trăm ngàn
Lại còn tiền nước, tiền than
Tiền ga mới trả cửa hàng họ xong.
Lại thêm đứa trẻ lọt lòng
Vừa mừng đầy tháng ở trong xóm chùa
Đám tang bố bạn mới đưa
Sắp cưới thằng cháu mà chưa có tiền.
Em ơi sinh nhật anh Kiên
Mời mình đến dự ngay liền tối nay
Em xem còn chỗ nào xoay
Hãy lên bà ngoại mà vay ít tiền.
Hơn tháng nữa đến tất niên
Đại lý chuẩn bị đòi tiền rồi đây
Hôm nay đã đến tết Tây
Người ta được nghỉ mình cày thông trưa.
Cắt cắt rồi lại cưa cưa
Đo đo, tính tính xem pha như nào
Làm sao cho ít khấu hao
Không thì lỗ vốn làm sao mà bù.
Công việc thì cứ lu bu
Râu ria tua tủa, tóc xù tả tơi
Nghĩ mà khổ quá ai ơi
Đêm ngày cày cuốc, được chơi lúc nào.
Nhưng mà chẳng hiểu làm sao
Cuộc sống vẫn cứ lao đao thế này
Anh em đồng nghiệp mình ơi
Đừng nên phá giá cho đời sầu bi.
Cuối cùng cũng chẳng được chi
Cạnh tranh như vậy làm gì có công
Cũng là phận kiến, phận ong
Chia nhau chút mật cho lòng thảnh thơi.
Vài dòng tâm sự cho đời ủi an
Nghề nào cũng có gian nan
Dựa nhau mà sống mà làm anh em.
(Mạnh Cường)
Tâm sự chiếc ghế gãy
Xưa mình có đủ bốn chân
Nhờ bác thợ mộc ân cần tra cho
Giờ đây mấy cậu học trò
Làm gãy một giò… đau thiệt là đau!
Vi da, nhớ buổi ban đầu
Thấy mình đẹp đẽ cậu nào chả ưa
Vậy mà một sớm một trưa
Mực xanh mực đỏ chẳng chừa chỗ nao.
Hứng lên là các cậu gào
Xô qua đẩy lại lật nhào lung tung
Thân còm nay lắc mai rung
Mình chịu hết nổi… cuối cùng gãy chân!
Nghe lời ghế gãy thở than
Mà chiếc bàn mới vô vàn xót xa
Đúng là “nhất quỷ nhì ma”
Thân bạn đã thế, thân ta thế nào?
Học trò lớp thấp lớp cao
Có hiểu thế nào bảo vệ của công?
(Nguyễn Ngọc Hưng)
Như vậy, qua những câu nói, bài thơ, ca dao tục ngữ về thợ mộc, chúng ta đã được chứng kiến sức mạnh của nghệ nhân trong việc biến những khối gỗ thô thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Họ không chỉ là những người thợ, mà còn là những người nghệ sĩ với tâm hồn sáng tạo và tài năng vô song. STT về thợ mộc là một minh chứng rõ ràng cho sự tôn vinh và đánh giá cao sự cống hiến của họ trong xây dựng và làm đẹp cho thế giới xung quanh.
Ý kiến bạn đọc (0)